Trên lý thuyết là như vậy, còn với các cặp đôi lại khác. Ban ngày rõ dịu dàng với nhau, đến lúc đi ngủ lại biến thành quái vật chân dài, chuyên gác hoặc đạp bạn đời bay khỏi giường.
Khó chịu đúng không?
Rất may mắn, Ford, hãng ô tô nổi tiếng thế giới vừa cho ra mắt loại giường kỳ diệu, khiến những cơn ác mộng nói trên biến mất.
Được gọi là Lane-Keeping Bed (hiểu là giường công bằng cho nhanh), nếu đường bộ có dải phân cách để ngăn xe cộ lấn làn, cái giường này cũng thế. Địa phận của ai người ấy ngủ, láo nháo sẽ bị trả về chỗ cũ.
Neil Stanley, tiến sĩ chuyên nghiên cứu về giấc ngủ cho hay: "Dù đã ngủ say, con người cực kỳ nhạy cảm các mọi yếu tố ngoại cảnh."
"Khi nằm chung giường, nhiều cặp đôi đã xích mích chỉ vì người này chiếm hết chỗ của người kia. Về cơ bản, cơ thể người đã được lập trình để tỉnh dậy khi bị ai đó tác động."
Có nghĩa là, khi bị ai đó "lấn giường", cơ chế tự nhiên sẽ đánh thức bạn và khó có thể ngủ ngon được nữa. Ngoài ra, dù ý thức được điều này, nhiều người vẫn làm phiền bạn chung giường trong khi ngủ.
Với hệ thống băng chuyền tự động nhận biết áp lực của người nằm trên giường, Lane-Keeping Bed sẽ "kéo" kẻ láo nháo về chỗ cũ và đảm bảo giấc ngủ cho người còn lại.
Đại diện của Ford cho hay, Lane-Keeping Bed lấy cảm hứng từ công nghệ tự căn chỉnh làn đường được trang bị trên một số mẫu xe mới của hãng. Không chỉ trong giao thông, bất cứ ai cũng cần không gian của riêng mình.
Hiện tại, Ford vẫn chưa thông báo về việc thương mại hóa loại giường này. Nó là một phần trong dự án "Ford Interventions" - sử dụng các công nghệ ô tô để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thường nhật.
Theo GenK
" alt=""/>Ford ra mắt giường 'công bằng': Hễ nằm ngủ láo nháo là bị lôi về chỗ cũẢnh minh họa: internet
Triệu chứng thường là đang tả xung hữu đột, các ông đột nhiên đau đớn, co cứng cơ, ngã vật ra giường (thời điểm có thể giữa trận hoặc ngay sau xuất tinh). Dáng bộ khá giống một ca “thượng mã phong” nhưng khác ở chỗ vọp bẻ ít khi đau đớn đến ngất lịm, không biết trời trăng. Đôi khi do đau, quý ông nhắm nghiền mắt lại, không thốt nên lời cũng dễ bị nhầm với “trúng gió phòng the”.
Thông thường, vọp bẻ trong chăn gối là do các ông dụng cơ quá đột ngột, sử dụng những tư thế vặn vẹo, phá cách hoặc do hưng phấn thái quá, nhất là với những cú cực khoái chạm trần. Trước đó, nguyên cớ toàn thân có thể do các ông bị mất nước và muối nặng (nhịn uống, nôn, tiêu chảy, đổ mồ hôi, nóng bức, dùng thuốc lợi tiểu…). Cách sơ cứu cũng đơn giản, như rung lắc cơ bị căng, chườm nóng, thực hiện động tác dãn cơ hướng đối lập… Vọp bẻ hầu hết không nguy hiểm và có thể phòng tránh. Chẳng hạn, các ông nên bỏ thời gian “làm nóng trên bờ” trước giờ lâm trận. Tuyệt đối tránh chiến thuật “đánh úp” hay “cường tập” quá hớp khiến cơ căng đột ngột sinh chuyện. Nếu bị vọp bẻ xảy ra sau một thử nghiệm tư thế mới thì nên loại nó khỏi danh sách các động tác “cơ hữu” ngay, đừng luyến tiếc.
Vấn đề là cần phân biệt với “phạm phòng”, tránh hoảng loạn không cần thiết cho đôi bên. Với quý ông sẵn có vấn đề tim mạch hay hô hấp, nên dè chừng một cơn đau thấu trời làm kịch phát một cơn tai biến.
Trở lại trường hợp của bạn, nếu thi thoảng chồng mới bị chuột rút thì có thể xem đây chỉ một tai nạn nho nhỏ. Tuy nhiên, như đã nói, vọp bẻ không nguy hiểm nhưng hệ lụy đến tình dục không nhỏ, nên để tránh chuyện bé xé ra to, hay nhất là bạn và chồng nên vạch sẵn một kế hoạch cụ thể chống chuột rút.
(Theo Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN/PNO)
" alt=""/>Chuột rút hay 'thượng mã phong'?Tính đến thời điểm ngày 31/1/2019, thế giới hiện ghi nhận 9.833 trường hợp lây nhiệm virus Corona. Trong đó, có tổng cộng 213 người đã tử vong. Tại Việt Nam, số người mắc virus Corina hiện có 5 trường hợp.
Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố dịch virus nCoV là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Hiện trên các trang mạng xã hội đang lan truyền nhiều thông tin thất thiệt về tình hình lây nhiễm của virus Corona. Điều này đã gây ra tâm lý hoang mang cho cộng đồng và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống sự lan truyền của virus này.
Để theo dõi thông tin về tình hình lây nhiễm của virus Corona trên thế giới, bạn đọc có thể truy cập vào website gisanddata.maps.arcgis.com của Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật trực thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ).
Để theo dõi một cách liên tục và chính xác hơn về tình hình lây nhiễm của virus Corona tại Việt Nam, độc giả có thể tìm đến website của Bộ Y tế (moh.gov.vn) và Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế (vncdc.gov.vn).
Đây là những nguồn thông tin khả tín, nơi cập nhật chi tiết các số liệu liên quan đến tình hình lây lan của virus Corona trên toàn cầu. Ngoài ra, bạn đọc có thể theo dõi các tin tức được chia sẻ từ Bộ Y tế và các cơ quan báo đài chính thống.
Hà Ngọc Dũng
" alt=""/>Website theo dõi tình hình lây nhiễm Virus Corona 24/7